Để các bạn hiểu hơn về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Tố Hữu, bài viết dưới đây xin tổng hợp các thông tin đầy đủ về ông.
Nội dung tóm tắt
Tiểu sử nhà văn Tố Hữu
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 mất năm 2002, Hội An, tỉnh Quảng Nam, sau đó đến năm chín tuổi theo cha ra Huế. Năm lên 12 tuổi mẹ mất. Năm 13 tuổi vào trường Quốc học Huế, tại đây ông được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Hồ Chí Minh, Karl Marx, Friedrich Engels, Maxim Gorki, Vladimir Ilyich Lenin, … qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ như Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu, vì thế ông sớm được tiếp cận với lý tưởng cộng sản.
Ông gia nhập Ðoàn thanh niên và được kết nạp vào đảng năm 1938. Tháng 4 năm 1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Tuy nhiên khi ở trong tù, ông luôn giữ vững khí tiết và tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh.
Cuối 1941, ông vượt ngục về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của thành phố Huế, đến năm 1946 là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa và đến cuối 1947 ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó ông luôn giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ trong bộ máy lãnh đạo của Ðảng và nhà nước như:
- 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam
- 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam
- 1951 tại đại hội Ðảng lần II: Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức
- 1960 tại đại hội Ðảng lần III: vào Ban Bí thư
- 1976 tại đại hội Ðảng lần IV: Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương,Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương
- Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị
- 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới năm 1986.
- Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương và Đại biểu Quốc hội khóa II và VII.
Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi tình hình khủng hoảng kinh tế toàn diện, ông bị mất uy tín vì vai trò nhà thơ đi làm kinh tế không thành công nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ở ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ, chặng đường thơ của ông là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc vì thế ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
Chân dung nhà văn Tố Hữu
Nhà văn Tố Hữu đã được Phong tặng và đạt các giải thưởng văn học chính như:
- Giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 với tập thơ Việt Bắc
- Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ “Một tiếng đờn“.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt 1, 1996
- Huân chương Sao Vàng 1994
- Nhiều giải thưởng, danh hiệu khác…
Quan điểm chính trị của Tố Hữu
Tố Hữu đã chọn con đường Cách mạng từ thời thanh niên, trải qua những năm tháng tù đày, thơ của ông là tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng. Ông quan niệm: “Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng.”
Ngoài vai trò nhà thơ, ông còn là một nhà chính trị, vì thế một số bài thơ của ông ca ngợi các lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế như Stalin (Đời đời nhớ Ông), Mao Trạch Đông (Đường sang nước bạn), Hồ Chí Minh (Bác ơi, Cháu nhớ Bác Hồ), Fidel Castro (Từ Cuba).
Trên đây là những thông tin về nhà thơ, nhà văn Tố Hữu. Hy vọng bài viết có thể hữu ích cho bạn đọc.