gioi-thieu-tac-gia-to-hoai

Giới thiệu tác giả Tô Hoài cây đại thụ văn chương

Tô Hoài là một trong những tên tuổi lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Trong bài viết dưới đây xin chia sẻ giới thiệu tác giả Tô Hoài cây đại thu văn chương để bạn đọc nắm được tiểu sử cũng như các tác phẩm của ông. Hãy cùng theo dõi!

Nội dung tóm tắt

Giới thiệu tác giả Tô Hoài

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 – 1920 tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên ông lớn lên ở quê ngoại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức – tỉnh Hà Đông nay là phường Nghĩa Đô – quận Cầu Giấy – Hà Nội). Ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích,…

gioi-thieu-tac-gia-to-hoai
Tô Hoài được mệnh danh là “Nhà văn của mọi lứa tuổi”

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp

Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc, bắt đầu tham gia vào các phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Sau năm 1945, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo “Cứu quốc” và là một trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam. Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng.

Đến năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 đến năm 1980, Tô Hoài được nắm giữ rất nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như : ủy viên Đảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi.

Từ năm 1954 trở đi, ông bắt đầu tập trung vào sự nghiệp sáng tác của mình, nhanh chóng gặt hái thành công và được nhiều người yêu mến.

Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Xem thêm: Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân: Sự nghiệp sáng tác văn học

Sự nghiệp sáng tác

Phong cách nghệ thuật

Quan điểm sáng tác của Tô Hoài: “Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết. Mà chi tiết thì không thể phịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng nhiều càng tốt”

Đối tượng được Tô Hoài khai thác nhiều nhất, thành công nhất trong tác phẩm của ông là cuộc sống của người lao động đói nghèo ở ngoại thành Hà Nội và miền núi Tây Bắc. Tô Hoài cũng là một trong số ít nhà văn Việt Nam có sở trường viết truyện về loài vật. Thế giới loài vật phong phú, đa dạng được nhân hóa xuất hiện trong tác phẩm của ông luôn có sức hấp dẫn đối với người đọc, giúp họ nhận ra sự sinh tồn tự nhiên của xã hội loài vật đó.

Ông có lối viết đậm đà màu sắc dân tộc biểu hiện cụ thể từ cách đặt tên cho tác phầm, cách kể chuyện, dẫn truyện đều hết sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Tô Hoài thường đi khám phá và thể hiện truyền thống nhân nghĩa của con người: trong nghĩa khinh tài, thủy chung, khí tiết,… Bên cạnh đó ông khai thác đề tài lịch sử để ngợi ca phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.

Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát từ đời sống quần chúng. Ở từng vùng đất, từng đối tượng, từng loại nhân vật, ông đều có cách sử dụng ngôn ngữ thích ứng với đặc điểm của nó. Mặt khác, ông còn sử dụng thành công những từ ngữ giàu sức tạo hình, từ chỉ màu sắc, từ địa phương,… Điều đó tạo cho tác phẩm của ông vừa có vẻ đẹp giản dị, vừa không kém phần kì thú.

gioi-thieu-tac-gia-to-hoai
Các tác phẩm của tác giả Tô Hoài

Tác phẩm chính

Tác phẩm của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám :

  • Dế mèn phiêu lưu kí(1941)
  • Quê người(1941)
  • O chuột(1942)
  • Giăng thề(1943)
  • Nhà nghèo(1944)
  • Xóm Giếng ngày xưa(1944)
  • Cỏ dại(1944).

Tác phẩm chính của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám :

– Truyện ngắn:

  • Núi cứu quốc (1948)
  • Xuống làng(1950)
  • Truyện Tây Bắc(1953)
  • Khác trước(1957)
  • Vỡ tỉnh(1962)
  • Người ven thành(1972)

– Tiểu thuyết:

  • Mười năm(1957)
  • Miền Tây(1967, Giải thưởng Bông sen vàng năm 1970 của Hội Nhà văn Á Phi)
  • Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ(1971)
  • Tự truyện(1978)
  • Những ngõ phố, người đường phố(1980)
  • Quê nhà(1981, Giải A năm 1980 của giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội)
  • Nhớ Mai Châu(1988).

– Kí:

  • Đại đội Thắng Bình(1950)
  • Thành phố Lênin(1961)
  • Tôi thăm Cămphuchia(1964)
  • Nhật kí vùng cao(1969)
  • Trái đất tên người(1978)
  • Hoa hồng vàng song cửa(1981)
  • Cát bụi chân ai (1992).

– Truyện thiếu nhi : Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999)

– Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác :

  • Một số kinh nghiệm viết văn của tôi(1959)
  • Người bạn đọc ấy(1963)
  • Sổ tay viết văn(1977)
  • Nghệ thuật và phươngpháp viết văn (1997).

Tô Hoài có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đặc biệt Dế mèn phiêu lưu kí được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.

Các giải thưởng sáng tác

Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Tô Hoài đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá:

  • Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây Bắc).
  • Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà).
  • Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây).
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).
  • Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010.

Trên đây là thông tin giới thiệu tác giả Tô Hoài – một tài năng lớn của văn học nghệ thuật Việt Nam. Mong rằng qua bài viết các bạn đã nắm chắc nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng như đóng góp của ông cho nền văn học.

Facebook Comments Box
Rate this post