nhà nước Văn Lang

Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang

Thời đại Hùng Vương có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta. Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của nhà nước Văn Lang trong bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

Vào khoảng thế kỉ VIII – VII TCN, tại vùng đồng bằng ven các con sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay đã bắt đầu hình thành những bộ lạc lớn. Các bộ lạc này có sự tương đồng về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.

Khi công việc sản xuất phát triển hơn, trong các chiềng, chạ đã xuất hiện một số người giàu lên và họ được tôn làm người đứng đầu để trông coi mọi việc. Bên cạnh đó, một số người nghèo khổ phải rơi vào cảnh nô tì, làm thuê.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, giữa các bộ lạc của người Lạc Việt và các bộ tộc khác bắt đầu có xung đột xảy ra. Khi đó, có một vị thủ lĩnh tài năng đã khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương. Ông đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ ngày nay) và đặt tên nước là Văn Lang.

Theo đó, nhà nước Văn Lang được ra đời vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN. Lãnh thổ của nước có phía đông giáp Nam Hải (tức Biển Đông), phía bắc tới hồ Động Đình, phía tây tới Ba Thục, phía nam tới nước Hồ Tôn Tinh (còn gọi là nước Hồ Tôn, sau này là Chiêm Thành. Lãnh thổ được chia thành 15 bộ, còn gọi là quận. 

nhà nước Văn LangNhà nước Văn Lang ra đời khoảng năm 2879 TCN

Bên cạnh đó, trong các tài liệu nghiên cứu còn cho thấy, dựa vào các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, lãnh thổ nhà nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc bộ và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay, có thể kéo dài tới Quảng Trị.

Thời kỳ đầu dựng nước Văn Lang có 18 đời vua Hùng Vương, được chia làm hai giai đoạn gồm nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc. Các giai đoạn như sau:

  • Chi Hùng Vương đầu tiên là Chi Cán, có hiệu vua Kinh Dương Vương, húy là Lộc Tục và nắm giữ vương quyền là 86 năm  (từ 2879 – 2794 TCN). 
  • Chi thứ hai là Chi Khan, lấy hiệu vua là Lạc Long Quân (2793 – 2525 TCN), húy Sùng Lãm lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ. 

Các vua Hùng thay nhau nắm giữ quyền cai trị đất nước đầu tiên của dân Việt, tới đời thứ 18 là vua cuối cùng thuộc Chi Quý, có hiệu Hùng Duệ Vương, húy Huệ Lang (408 – 258 TCN).

Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?

Ở giai đoạn mới thành lập, bộ máy nhà nước Văn Lang còn rất sơ khai và đơn giản. Người đứng đầu đất nước được gọi là Hùng Vương và các đời sau kế tục theo cha truyền con nối. Họ là những người có tài chỉ huy quân sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo.

Bên dưới Hùng Vương là các lạc hầu, lạc tướng giúp sức vào công cuộc cai trị đất nước. Trong đó, lạc tướng là người trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Nước Văn Lang có 15 bộ. Lạc tướng cũng kế tục theo cha truyền con nối, hay còn gọi là phụ đạo, bố tướng. 

Dưới bộ là các công xã nông thôn (thời đó được gọi là kẻ, chạ, chiềng). Đứng đầu kẻ, chạ, chiềng là các bồ chính có nghĩa là già làng. Bên cạnh bồ chính còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng giống như hội đồng công xã. Tổ chức này tham gia điều hành các công việc của công xã nông thôn. Ngoài ra, mỗi công xã đều có một nơi trung tâm để hội họp và sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng.

Có thể thấy rằng, ở thời kỳ đầu, nhà nước Văn Lang chỉ là một hình thái nhà nước sơ khai và quan hệ giữa nhà nước quản lý với các bộ lạc còn chưa chặt chẽ, cũng như điều kiện phân hóa giai cấp chưa thực sự sâu sắc… Tuy nhiên, do yêu cầu bức thiết của công cuộc trị thủy thường xuyên và chống ngoại xâm đang lăm le bờ cõi đã thúc đẩy cho nhà nước Văn Lang ra đời sớm.

Ý nghĩa của thời kỳ xây dựng nhà nước Văn Lang

Theo truyền thuyết ghi lại, Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước Văn Lang hình thành đánh dấu giai đoạn tiếp nối của thời kỳ thị tộc bộ lạc sang thời kỳ có sự phân hóa giai cấp và xuất hiện nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. 

Trong chính thời đại này đã hình thành nên những giá trị về văn hóa và trở thành những hằng số trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Đất nước bắt đầu được cai trị bởi các Hùng Vương quản lý các công việc trong lãnh thổ và lãnh đạo chống giặc ngoại xâm. 

Thời đại Hùng Vương gồm 18 triều đại và kéo dài trong khoảng 2581 năm. Theo một số nghiên cứu, từ “Văn Lang” có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ là Klang hay Blang, từ này được các dân tộc miền núi ở cao nguyên Trung Bộ dùng để chỉ một loài chim mà họ tôn kính như vật tổ. Bên cạnh đó, một số ghi chép cho biết, tên nước Văn Lang được đặt theo tên bộ tộc mạnh nhất thời bấy giờ đã thống nhất 15 bộ tộc ở khu vực miền Bắc nước ta.

Đến nay, những nghiên cứu về thời đại Hùng Vương đã góp phần chứng minh một sự thật lịch sử rằng, mọi người dân sinh sống trên mảnh đất Việt Nam đều có chung một nguồn cội và chung dòng giống con Lạc cháu Hồng. Đây được xem là yếu tố quan trọng giúp gắn kết toàn dân tộc thành một khối thống nhất và đưa đất nước Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách trong ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

nhà nước Văn LangNhà nước Văn Lang có nền nông nghiệp khá phát triển

Những thành tựu của nhà nước Văn Lang

Trong suốt thời kỳ đầu dựng nước, đây là giai đoạn phát triển rực rỡ, nhà nước Văn Lang đã đạt được nhiều thành tựu.

– Về nông nghiệp: Nhà nước Văn Lang có nền nông nghiệp khá phát triển. Cư dân thời kỳ này biết trồng lúa nước và sử dụng các công cụ cuốc, cày, mai… để phục vụ hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, người dân đã sử dụng thóc gạo để chế biến thành các món ăn như bánh, cơm lam. Hơn nữa, họ cũng biết dùng các gia vị ngày nay như nước mắm, men rượu…

– Về tín ngưỡng: Người dân thời kỳ này rất sùng bái tự nhiên nên họ thờ thần Mặt Trời,  thần Núi, thần Sông… Việc tôn thờ các thần tự nhiên với mong muốn mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no và mùa màng bội thu… Ngoài ra, các tín ngưỡng về thờ cúng tổ tiên và các vị anh hùng có công dựng nước cũng bắt nguồn từ đây.

– Về văn hóa: Người dân thời kỳ Văn Lang có phong tục nhuộm ăn trầu, răng đen, xăm mình. Người dân biết dùng các dụng cụ xe sợi bằng đất nung. Họ lấy vỏ cây để làm áo mặc cho phụ nữ, còn đàn ông có truyền thống đóng khố. Bên cạnh đó, ở thời kỳ này, còn người rất thích đeo đồ trang sức. Để bảo vệ mình, người dân còn biết cách vác gậy để đuổi thú dữ.

– Đồ đồng cũng rất phát triển trong thời kỳ Văn Lang. Giai đoạn được xem là phát triển thịnh vượng của văn hóa Đông Sơn chính là vào thời đại Hùng Vương. Trống đồng Đông Sơn để lại dấu ấn cho một nền nghệ thuật đặc sắc, với các mặt trống được chạm khắc tinh xảo và đẹp mắt.

Tổng hợp

Facebook Comments Box
Rate this post