Nhà văn Chu Lai là ai? Có công hiến như thế nào đối với văn học Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Chu Lai.
Nội dung tóm tắt
Tiểu sử nhà văn Chu Lai
Nhà văn Chu Lai có tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Năm 1980 ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Nhà văn Chu Lai là con trai của nhà viết kịch Học Phi. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị, sau đó trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Sau 1973, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7.
Đến cuối năm 1974, ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị và sau đó học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, ông thực hiện công việc biên tập và sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ngoài ra, nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim.
Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Chu Lai
Tác phẩm ” Cuộc đời dài lắm”
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của Vũ Hà Nguyên – một người lính đẹp với đầy đủ nghĩa đen và nghĩa bóng. Một người đẹp thì tình yêu luôn trắc trở – cái quy luật ấy cũng chẳng nể gì người lính. Sau chiến tranh, Vũ Nguyên về nhận chức giám đốc của một công ty cao su đang tụt dốc.
Tìm hiểu thêm: Nhà văn Tô Hoài
Cá tính, nhân cách, tài năng của anh đã làm nhiều người cảm phục nhưng cũng không ít kẻ ganh ghét và rắp tâm hãm hại… Liệu những gian truân của vị giám đốc sẽ đưa cuộc đời anh gặp những thăng trầm thế nào? Và tình yêu thủy chung của anh với một người con gái tên Hà Thương nữa sẽ ra sao? Cùng tìm hiểu tác phẩm này nhé!
Tác phẩm “Nắng đồng bằng”
Nắng Đồng Bằng là một trong những tác phẩm để đười của nhà văn khi viết về đề tài chiến tranh với những câu chuyện và nhựng phận người đầy gai góc.
Xem thêm: Nhà văn Kim Lân
Người lính trong Nắng Đồng Bằng không chỉ biết đấu tranh, giành giật sự sống trước bom đạn, trước kẻ thù mà cũng có những suy tư, tính toán thiệt hơn… nhưng cuối cùng họ vượt qua tất cả để góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Chính Chu Lai từng bộc bạch: “Cuộc đời có thể xô đẩy người lính, quăng quật người lính nhưng người lính vẫn bật lại để sống xứng đáng với màu xanh áo lính”.
Tác phẩm “Khúc bi tráng cuối cùng”
Khúc bi tráng cuối cùng là cuốn tiểu thuyết viết về chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, một sự kiện có tính bước ngoặt cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân đội nhân dân Việt Nam. Xuyên suốt câu chuyện là số phận và cuộc đối đầu giữa hai người từng là bạn. Giờ đây, họ cùng mang trên mình sắc áo của người lính nhưng lại chiến đấu ở hai đầu chiến tuyến đối nghịch nhau.
Tái hiện thời khắc cuộc chiến tranh diễn ra khốc liệt nhưng giọng văn vẫn cứ bình thảm đến… nghẹt thở. Những hồi ức và thực tại được đan xen làm cho câu chuyện được gợi mở dần dần và từ đó những mối quan hệ bạn bè, cha – con, nam – nữ đã tự bộc lộ nhiều điều nhân văn ý nghĩa. Có lẽ chính điều này đã làm cho người đọc bị lôi cuốn và ấn tượng mạnh mẽ hơn.
Tác Phẩm Út Teng
Út Teng cũng là một trong những tác phẩm để đời của nhà văn khi viết về đề tài chiến tranh với những câu chuyện và những phận người đầy gai góc. Chiến tranh đi liền với đau thương, mất mát, biết bao người thân trong gia đình Việt Nam đã không có mặt trong ngày vui chiến thắng. Gia đình Út Teng là một trong số đó.
Chứng kiến cái chết đau đớn của bà trước tội ác của Mỹ Ngụy, Út Teng âm thầm nuôi chí trả thù cho người cha thân yêu. Và cứ như thế, Út Teng lớn lên trong không khí đấu tranh sôi sục của cả Sài Gòn. Tình thương ba đã dẫn em đi theo con đường cách mạng tự lúc nào. Em theo một đơn vị đặc công nước, chiến đấu anh dũng bên những người đồng đội của cha…