Nhà văn Ngô Tất Tố sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu, phong cách sáng tác của ông như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Nội dung tóm tắt
Tiểu sử nhà văn Ngô Tất Tố
Con người
Nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố, sinh năm 1893, mất năm 1954. Bút danh khác: Ngô Tất Tố, Lộc Hà, Lộc Đình, Phó Chi, Thôn Dân, Huy Cừ, Tuệ Nhỡn, Thuyết Hải… Quê gốc : làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Mai Lâm, ‘huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Ông nội của Ngô Tất Tố bảy lần đi thị hương chỉ đỗ Tú tài. Rồi cha ông cũng 6 lần “lều chống” mà không đỗ đạt gì.
Riêng Ngô Tất Tố năm 22 tuổi, trong kỳ khảo hạch ở huyện nhà, đỗ đầu xứ ‘ nên thường gọi là “Ông đầu xứ Tổ”. Tuy vậy, vì lớn lên trong lúc nho học suy tàn, Ngô Tất Tố đã sớm bỏ bút lông, cầm bút sắt, bước vào nghề viết báo, viết văn như những cây bút “Tây học” đương thời. Hưởng ứng phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương, ông đã viết nhiều bài báo đăng trên báo chí công khai và sáng tác nhiều truyện ngắn, bút ký, phóng sự, tiểu thuyết.
Xem thêm: Tìm hiểu về nhà văn Ma Văn Kháng
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Ngô Tất Tố tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) ông lên Chiến khu Việt Bắc, vừa sáng tác vừa làm công tác vận động nông dân phục vụ cuộc kháng chiến. Ông mất tại Yên Thế tỉnh Bắc Giang, di cốt đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.
Phong cách sáng tác
Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài người nông dân nghèo trước cách mạng. Ông được coi là nhà văn hàng đầu trong trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945, ngòi bút của Ngô Tất Tố luôn hướng đến người nông dân nghèo, ở đó ông khai thác và khám phá vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn của họ. Sau cách mạng tháng 8, ông chuyên tâm vào sáng tác những tác phẩm phục vụ cho tuyên truyền trong cuộc kháng chiến chống Pháp của đất nước.
Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố có tác phẩm “Tắt đèn” trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán kể về cuộc sống lầm than của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Tác phẩm này như khẳng định vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp kể cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất thì vẻ đẹp ấy vẫn được tỏa sáng. Những tình tiết bi kịch trong tác phẩm được đẩy lên đến đỉnh điểm khiến sự nổi loạn của chị Dậu được bộc lộ một cách rõ ràng. Tất cả nhằm tố cáo sự thối nát của xã hội phong kiến, bọn quan lại cường hào ức hiếp người dân nghèo tội nghiệp, đẩy họ vào đường cùng.
Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Ngô Tất Tố
Xem thêm: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng
- Thơ và tình (năm 1940, dịch thơ Trung Quốc)
- Lão Tử, Mặc Tử (năm 1942)
- Doãn Thanh Xuân (năm 1946-1954, dịch, truyện ngắn)
- Tập án cái đình (năm 1939, Phóng sự)
- Địa dư Việt Nam; Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác; Đóng góp (năm 1951)
- Việc làng (phóng sự, năm 1940-1941, báo Hà Nội tân văn), (1941, Mai Lĩnh xuất bản)
- Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, năm 1942, báo Đông Pháp)
- Địa dư các nước châu Âu (năm 1948, biên soạn chung)
- Thi văn bình chú (năm 1941, tuyển chọn, giới thiệu)
- Ngô Tất Tố – Toàn tập (5 tập, năm 1996, Nxb Văn học)
- Tắt đèn (tiểu thuyết, năm 1937, báo Việt nữ), (1939, Mai Lĩnh xuất bản)
- Ngô Việt Xuân Thu; Hoàng Hoa Cương (năm 1929, dịch)
- Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Đề Thám (năm 1935, truyện ký lịch sử)
- Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, năm 1939-1944, báo Thời vụ), (1952, Mai Lĩnh xuất bản)
- Kinh dịch (năm 1953, chú giải)
- Đường thi (năm 1940, sưu tầm, chọn và dịch)
- Văn học đời Lý (tập I) và Văn học đời Trần (tập II) (năm 1942, nghiên cứu, giới thiệu)
- Suối thép; Trước lửa chiến đấu; Trời hửng; Duyên máu (dịch, năm 1946)
- Địa dư các nước châu Á, châu Phi (năm 1949, biên soạn chung)
- Ngô Tất Tố và tác phẩm (2 tập, năm 1971, 1976, Nxb Văn học)
- Ngô Tất Tố – Toàn tập, bộ mới (dự kiến 30 tập, năm 2005, Nxb Hội nhà văn – Công ty văn hóa Phương Nam)
Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn có thể cảm nhận được những điều mà nhà văn Ngô Tất Tố muốn gửi gắm qua mỗi tác phẩm của mình. Hy vọng bạn đọc sẽ đón nhận những cuốn sách hay từ tác giả Ma Văn Kháng.