Thông tin về con người và sự nghiệp của nhà văn Nguyên Hồng

Nguyên Hồng được đánh giá là một trong những nhà văn ưu tú nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Để hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyên Hồng mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng

Nguyên Hồng sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại Vụ Bản, Nam Định, trong một gia đình nghèo khó mồ côi cha. Vì thế từ nhỏ ông đã theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.

Từ nhỏ ông đã có niềm đam mê với sách, vì thế ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách thuở nhỏ mà ông thích là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật chiếm tình cảm của ông nhất là những người có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán.

nguyên hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng

Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn “Linh Hồn” được đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết “Bỉ Vỏ”.

Từ năm 1936-1939 ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê – Hà Giang. Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Tô Hoài, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng… Ông là Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam.

Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết có tên là “Núi rừng Yên Thế” được viết năm 1980. Tuy nhiên cuốn này đang viết dở thì sức khỏe ông yếu đi và ông qua đời trước khi nó được hoàn thành. Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên – Bắc Giang. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tác giả – tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng

Vì có một tuổi thơ vô cùng bất hạnh và cay đắng nên ngay từ những tác phẩm đầu tay,ông đã hướng ngòi bút về những người nghèo khó gần gũi mà ông yêu thương với một sự cảm thông sâu sắc. Có ai đó nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng vì hai đối tượng này thường xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của ông.

Tóm tắt bài thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng

Tóm tắt bài thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng

Thật vậy từng trang văn của ông là những trang đời thấm đẫm nước mắt số phận của con người ở những năm tháng trước Cách mạng –  những người nghèo, có thân phận bất hạnh, cô đơn, những người sống ở dưới đáy xã hội, yếu thế nhưng bao giờ cũng cố vươn lên đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm của mình. Phải chăng vì thế mà ông đã viết thành công tác phẩm “Bỉ vỏ” khi chỉ mới là cậu thanh niên 17 tuổi. Cuốn tiểu thuyết đầu tay này đã mang đến cho ông không chỉ là một giải thưởng văn chương danh giá của “Tự lực văn đoàn, 1937” mà nó còn xác lập vị trí, uy tín, danh tiếng của Nguyên Hồng trong lịch sử văn học hiện đại nước nhà.

Người ta còn nói đến ông như một nhà văn lao động nghệ thuật đến kham khổ. Ông chăm chỉ cần mẫn viết, điều ấy được minh chứng và được khẳng định qua gần ba mươi cuốn sách thơ văn với vài chục ngàn trang in mà ông đã cống hiến cho văn học nước nhà và cho đời.

Nguyên Hồng sinh ra ở Nam Định, nhưng ông sớm lăn lộn gắn bó với Hải Phòng. Có thể nói từng con đường, hẻm phố, bến sông,  ga tàu, xóm thợ nghèo ở thành phố cửa biển này đều in dấu chân ông và in cả trong những trang văn. Ông “thuộc” từng gương mặt, thân phận con người nơi đây. Có lẽ chính vì thế ông mới viết được hàng loạt các truyện ngắn và bộ tiểu thuyết “Cửa biển” bốn tập: “Sóng gầm” (1961); “Cơn bão đã đến” (1963); “Thời kỳ đen tối” (1973); “Khi đứa con ra đời” (1976); dài đến hai chục ngàn trang in, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống lao động, đấu tranh ở miền đất đầy sóng và gió này.

Trên đây là các thông tin về nhà văn Nguyên Hồng, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn.

Facebook Comments Box
Rate this post