thuyet-minh-ve-tac-gia-nguyen-trai

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi được coi là thiên tài văn học. Để hiểu rõ hơn về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học của ông bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi để từ đó có thể viết một bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi hoàn thiện.

Nội dung tóm tắt

Tiểu sử của tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, quê ở Chí Linh – Hải Dương và có hiệu là Ức Trai.

Ông được sinh ra trong gia tộc đã có nhiều đời là quan võ dưới nhiều triều đại. Chính vì vậy mà dòng họ này có truyền thống khảng khái, cương trực, thương dân và luôn đứng về phía người bị hà hiếp và  luôn luôn đấu tranh chống lại bạo lực và cường quyền. Đã có rất nhiều lần bị tai họa giáng xuống dưới  các triều đại khác nhau.

Tính cách và  tài năng của Nguyễn Trãi được thừa hưởng sâu sắc từ truyền thống gia đình, sự nghiệp của dòng tộc.

Có quá nhiều biến động trong cuộc đời của Nguyễn Trãi khiến thay đổi cuộc đời của ông. Năm 6 tuổi mẹ của qua đời sau đó ông về Côn Sơn ở cùng ông ngoại là Trần Nguyên Đán.

Năm 1390 ông ngoại qua đời, Nguyễn Trãi tiếp tục thay đổi nơi ở về làng Nhị Khê sinh sống với cha.

Nguyễn Trãi sinh ra trong thời kỳ thanh bần của đất nước dù vậy nhưng ông vẫn luôn cố gắng học tập sau đó đã trở thành người hiểu biết nhiều với kiến thức ở nhiều lĩnh vực và đồng thời có ý thức về nghĩa vụ của người yêu nước thương  dân. Tất cả các sách vở cổ kim đầu ông đều đọc thông thạo.

Vào năm 1400 khi đó Nguyễn Trãi tròn 20 tuổi đỗ thái học sinh vào thời Nhà Hồ và cùng cha ra làm quan.

Năm 1407 thời giặc Minh xâm lược Việt Nam, Nguyễn Phi Khanh bị đưa sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đã cùng với một người nữa đi theo để chăm sóc. Sau một thời gian nghe lời  khuyên của cha  Nguyễn Trãi đã về nước và tìm cách để phục thù cứu nước.

thuyet-minh-ve-tac-gia-nguyen-trai1
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442

Ngay sau khi trở về Đông Quan Nguyễn Trãi thường sinh sống trong nhân  dân nhằm tránh quân Minh truy bắt nhưng ngày đêm ông đều tìm cách để báo thù nhà.

Biết đến Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi lập tức trốn khỏi Đông Quan và nhanh chóng vào Thanh Hóa để gặp Lê Lợi.  Sau khi dâng Bình Ngô Sách, Nguyễn Trãi rất được Lê Lợi trọng dụng.

Trong hơn mười năm kháng chiến Nguyễn Trãi đã cùng với nghĩa quân Lam Sơn chịu khổ tất cả đều phục vụ cho công cuộc kháng chiến.

Sau khi trải qua nhiều gian khổ đến cuối cùng vào năm 1427 Nguyễn Trãi cùng với nghĩa quân đã giành lại được độc lập cho đất nước.

Để tổng kết  được chiến  thắng vang dội của dân tộc ta thời bấy giờ Nguyễn Trãi đã viết bản Bình Ngô Đại Cáo. Trong bài cáo này đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của ông, đồng thời nắm rất rõ ý chí và nguyện vọng của con người luôn vì nhân dân vì đất nước.

Nguyễn Trãi luôn đem hết tài năng, sức lực để xây dựng triều đình khi làm quan dưới hai triều là Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông. Ông luôn đi đúng con đường chính đạo nhằm nêu cao tinh thần căn bản là thực hành  nhân nghĩa để yên dân, mở  mang đất nước để xã hội thái bình.

Tuy nhiên với tính khí cương trực luôn lấy dân làm gốc được thừa hưởng từ dòng tộc nên ông hay bị  bọn quan tham ganh ghét và tìm cách hãm hại. Có rất nhiều lần ông đã bị nghi oan và giáng chức ông rất buồn tủi.

Vào năm 1440, Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông mời trở lại làm việc và giao cho nhiều trọng trách quan trọng. Lúc này ông rất hăng hái làm việc nhưng không may lại có vụ việc bất ngờ Vua Lê Thái Tông băng hà tại nhà riêng của Nguyễn Trãi ở Lệ Chi Viên. Sau đó ông đã bị bọn gian thần trong triều đình ghép cho tội giết vua và hình phạt là phải giết cả ba họ vào năm 1442.

Vụ án Lệ Chi Viên được coi là vụ án toan vô cùng thảm khốc và mãi đến 20 năm sau vào năm 1464 vua Lê Thánh Tông mới chứng minh Nguyễn Trãi vô tội và cho sưu tầm lại văn thơ của ông và  tìm lại người con trai còn sống sót.

Từ đó có thể thấy rằng Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng của dân tộc hiếm có trong lịch sử Việt Nam tuy nhiên với tính cách cương  trực, nhân cách cao cả mà ông thường phải chịu những nỗi oan thảm khốc.

thuyet-minh-ve-tac-gia-nguyen-trai2
Đại cáo Bình Ngô là một trong những tác phẩm nổi tiếng của tác giả Nguyễn Trãi

>> Xem thêm:

Sự nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi có rất nhiều tác  phẩm lịch sử và địa lý nổi tiếng để lại cho sự nghiệp văn học Việt Nam.

Một số tác phẩm về thể loại văn chính luận của Nguyễn Trãi như  Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo…

Trong đó tác phẩm Quân trung từ mệnh tập bao gồm các tập thư mà ông gửi tới  cho các  tướng nhà Minh  thay mặt vua Lê Thái Tổ.

Tác phẩm Đại cáo Bình Ngô được viết vào năm 1428 thay lời của Lê Lợi viết bằng chữ Hán để tuyên bố giành  lại nên độc lập được cho Đại Việt và thông báo kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Ngoài ra còn có 28 tác phẩm khác của Nguyễn Trãi bao gồm phú, tấu, biểu, chiếu, lục, bi, kí…

Với lĩnh vực lịch sử, Nguyễn Trãi có ký sự ghi chép về 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn hay bài văn bia ở Vĩnh Lăng để kể lại thân thế, sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ.

Với lĩnh vực địa lý Nguyễn Trãi đã viết Dư địa chí với hoàn toàn bằng chữ Hán để ghi chép lại sơ lược về địa lý hành chính quá các  giai đoạn lịch sử của Việt Nam.

Nguyễn Trãi còn có sự nghiệp văn thơ đồ sộ với những tác phẩm nổi tiếng như Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Ngọc đường di cảo, Thạch Khánh đồ, chí Linh sơn phú, Côn sơn ca,… Hầu hết nội dung của các tác phẩm đó đều thể hiện tình yêu thương quê hương, đất nước, nhân dân của Nguyễn Trãi.

Hy vọng với những thông tin giới thiệu Nguyễn Trãi ở trên bạn đọc đã có thể hoàn thiện bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi hay để người đọc nắm rõ hơn kiến thức cuộc đời, sự nghiệp văn chương của ông.

Facebook Comments Box
Rate this post