Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ

Nhắc đến Nguyễn Dữ là nhắc đến một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỉ thứ 15. Ông là một trong những nhà văn đã góp phần làm giàu thêm kho tàng văn học đồ sộ của nước nhà với thể loại truyện truyền kì. Tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và “Chuyện người con gái Nam Xương”. Hôm nay, chúng ta tham khảo bài viết giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung tóm tắt

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ

Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, thành phố Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Hiện chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống cùng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học là Phùng Khắc Khoan (khoảng thế kỷ 16).

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ

Xem thêm: các nhà văn nhà thơ ở đà nẵng trước năm 1975

Hồi còn nhỏ, Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc. Sau đó, về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú). Tuy nhiên, mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, Nguyễn Dữ xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó về sau, ông không bước chân đến thị thành rồi mất tại Thanh Hóa.

Phần thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục, ở mỗi sách vẫn còn một vài điểm dị biệt.

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Dữ

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Dữ
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Dữ

Đọc thêm: gia đình nhà báo Lại Văn Sâm

Sáng tác duy nhất của Nguyễn Dữ là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền). Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn xen lẫn biền văn và thơ ca. Cuối mỗi truyện đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả.  Nhà sử học Phan Huy Chú cho biết: “Truyền kì mạn lục” có 22 truyện nhưng hiện nay chỉ còn lại 20 truyện:

  1. Câu chuyện ở đền Hạng Vương
  2. Người nghĩa phụ ở Khoai Châu
  3. Chuyện cây gạo
  4. Chuyện gã Trà đồng giánh sinh
  5. Chuyện kì ngộ ở Trại Tây
  6. Chuyện đối tụng ở Long cung
  7. Chuyện nghiệp oan của Đào th
  8. Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên
  9. Từ Thức lấy vợ tiên
  10. Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào
  11. Chuyện yêu quái ở Xương Giang
  12. Chuyện đối đáp của người tiểu phu núi Na
  13. Ngôi chùa hoang ở Đông Triều
  14. Nàng Túy Tiêu
  15. Bữa tiệc đêm ở Đà Giang
  16. Người thiếu phụ Nam Xương
  17. Lý tướng quân
  18. Chuyện Lệ Nương
  19. Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa
  20. Tướng Dạ Xoa

Tính chất truyền kì hoang đường, tính nhân đạo là giá trị đặc sắc của “Truyền kì mạn lục”. Nó xứng đáng được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”, là “áng văn hay của bậc đại gia”.

Truyền kỳ mạn lục là một sáng tác văn học với sự gia công hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ không phải một công trình ghi chép đơn thuần. Qua tác phẩm, người đọc thấy được số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ.

Tác phẩm Truyền kì mạn lục
Tác phẩm Truyền kì mạn lục

Ngoài ra, tác phẩm cũng thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt và đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đồng thời khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của lớp trí thực ẩn dật đương thời.

Truyền kỳ mạn lục vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo cao vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền kì. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kì ở các nước đồng văn.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ cũng như sự nghiệp văn chương của ông. Tác phẩm “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” hay Chuyện người con gái Nam Xương của ông đều nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 10 cho thấy sức ảnh hưởng lớn của ông đối với nền văn học nước nhà. Nếu biết thêm thông tin gì về tác giả Nguyễn Dữ, bạn hãy để lại dưới bình luận để chia sẻ với chúng tôi và các độc giả nhé!

Facebook Comments Box
Rate this post