Những chia sẻ làm nghề của nhà báo Hoàng Hải Vân

Báo chí càng ngày càng trở nên thiết yếu đối với đời sống xã hội và mỗi người. Ở Việt Nam, lâu nay, báo chí là một lĩnh vực được xã hội quan tâm vì không chỉ những lợi ích thiết thực báo chí mang lại mà cả về những vấn đề liên quan như quan lý báo chí, quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội, báo chí và công nghệ thông tin, đạo đức của những người làm báo. Sau đây là những chia sẻ về nghề nghiệp của nhà báo Hoàng Hải Vân.

Nội dung tóm tắt

Nhà báo Hoàng Hải Vân là ai?

Nhà báo Hoàng Hải Vân từng làm ở báo Thanh Niên tại Sài Gòn ông chịu trách nhiệm tổ chức nội dung, tài chính và viết bài cho tờ báo đó. Sau này tôi có làm tòa soạn kiêm viết bài cho báo Nông thôn ngày nay một thời gian trước khi làm chính thức cho báo Thanh Niên.

Nhà báo Hoàng Hải Vân là ai?
Nhà báo Hoàng Hải Vân là ai?

Bài viết liên quan: các nhà văn nhà thơ ở Bình Dương

Những chia sẻ làm nghề của nhà báo Hoàng Hải Vân

Nghề nhà báo là một nghề nghiêm túc như mọi nghề nghiệp khác, nghề này không sang trọng hơn cũng không thấp kém hơn so với bất kỳ nghề nào. Sản phẩm báo chí cũng giống như sản phẩm của người làm bánh, đòi hỏi phải bảo đảm chất lượng. Cái bánh kém chất lượng người mua ăn vào có hại cho sức khỏe thể chất, tác phẩm báo chí kém chất lượng người đọc sẽ có hại về sức khỏe tinh thần. Chất lượng của một tác phẩm báo chí là sự trung thực và tính hữu ích.

Nhà báo Hoàng Hải Vân Facebook
Nhà báo Hoàng Hải Vân Facebook

Xem thêm: nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn

Tuy nhiên, sự trung thực của người làm bánh chỉ đòi hỏi sự lương thiện, còn sự trung thực của người làm báo nhiều khi cần sự dũng cảm. Đó là đặc điểm nghề nghiệp, một số nghề nghiệp khác cũng có đặc điểm đó, chẳng hạn như thợ lặn hoặc thợ leo núi cũng đòi hỏi sự dũng cảm. Đó là quan niệm của tôi về nghề báo, quan niệm đó không thay đổi kể từ khi bước chân vào nghề báo.

Từ sau Đổi Mới đến nay, chúng ta đã có một bước tiến lớn trong quá trình tự do hóa nền kinh tế, kéo theo đó tự do chính trị ngày càng được mở rộng. Báo chí đã góp phần rất quan trọng thúc đẩy quá trình này. Nhà báo không còn là kẻ “ăn theo nói leo” mà là một nghề nghiệp thực sự. Đương nhiên vẫn còn những nhà báo “ăn theo nói leo” nhưng tôi không tính họ trong đội ngũ những người làm báo chuyên nghiệp.

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, mạng xã hội đang phủ sóng khắp nơi, người dân hàng ngày tiếp cận dòng thác thông tin nhanh đến chóng mặt. Báo chí vừa “nương nhờ” vừa cạnh tranh với mạng xã hội để tồn tại.Nhưng trong dòng thác thông tin cuồn cuộn đó, thông tin từ báo chí (chính thống) vẫn là dòng thông tin đáng tin cậy hơn.Vì báo chí bị chế tài ngăn chặn fake news, còn mạng xã hội thì không.

Báo chí là sản phẩm văn hóa. Nó giúp cho con người sống gần với cộng đồng, hiểu mình ở đâu trong vận mệnh của đất nước và sự biến động của thế giới. Nhưng những tiêu cực trong báo chí thật đáng xấu hổ. Dùng báo chí để tống tiền, kích động bạo lực, bươi móc xâm phạm đời tư, mô tả các hành vi trái thuần phong mỹ tục để câu view, câu khách đều là các hiện tượng phản văn hóa.

Phẩm chất quan trong nhất của nhà báo là sự lương thiện. Nó vừa là “thiên bẩm”, vừa là kết quả của rèn luyện, giáo dục từ gia đình đến nhà trường và xã hội.Nghề nào cũng cần lương thiện, nhưng làm báo mà muốn lương thiện thì nhiều khi đòi hỏi phải dũng cảm. Mỗi người có sự lựa chọn của mình, nếu không đủ dũng cảm thì nên chuyển sang làm nghề khác để không đánh mất sự lương thiện.

Hiện đại hóa báo chí là áp dụng tất cả các thành tựu công nghệ vào nghề báo.  Việt Nam có đủ điều kiện về công nghệ để hiện đại hóa nền báo chí như các nước khác.Còn hiện đại hóa hoạt động tác nghiệp thì thường thuộc về cá nhân của các nhà báo.

Chúng ta có đủ các điều kiện công để hiện đại hóa báo chí. Nhưng điều kiện cần là phải có cạnh tranh, nghĩa là tờ báo giấy, báo điện tử  hoặc kênh phát thanh, truyền hình phải tồn tại bằng sự đón nhận của công chúng. Cũng có nghĩa là phải xóa bao cấp đối với báo chí.

Mạng xã hội là thành quả của công nghệ thông tin. Sự phát triển của mạng xã hội khiến cho báo chí truyền thống bị đảo lộn, nếu không thay đổi sẽ không tồn tại được.Giờ đây, thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội nhanh hơn rất nhiều thông tin trên báo chí.Khoảng 10 năm trước, ngươi ta không nghĩ vai trò của mạng xã hội lớn như bây giờ, đó là hiện tượng không thể dự báo. Ngay nay, nếu không có mạng xã hội thì xã hội sẽ rơi vào trạng thái “hồng hoang”, rời khỏi thế giới văn minh.

Trên đây là những chia sẻ về nghề làm báo chung với tất cả các nhà báo trong và ngoài nước, mong rằng các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về nghề báo.

 

Facebook Comments Box
Rate this post