Top các nhà văn nổi tiếng thế giới

Văn học luôn là thứ cảm xúc trừu tượng cá nhân. Chính vì thế, rất khó để có thể chọn ra nhà văn yêu thích nhất. Tuy nhiên, có một số tác giả mang tính “biểu tượng toàn cầu” vì giá trị nghệ thuật sâu sắc mà các tác phẩm của họ mang lại. Dưới đây là top các nhà văn nổi tiếng thế giới với những tác phẩm “để đời” mang thông điệp vượt thời đại. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Nội dung tóm tắt

William Shakespear

Đây là đại thi hào nổi tiếng toàn thế giới. Ông sinh vào ngày 26/04/1564 tại Anh Quốc. Cho đến tận ngày nay, WS vẫn được tôn kính là một trong các nhà văn nổi tiếng thế giới cùng với danh xưng “Đại thi hào của nước Anh”.

William Shakespear
William Shakespear

Tham khảo thêm về: nhà văn Ngô Tất Tố

Không thể liệt kê chính xác được số vở kịch hay tác phẩm mà ông đã hoàn thành. Tuy nhiên, nếu tính tất cả những tác phẩm còn được lưu truyền rộng rãi tới tận ngày nay cộng với những tác phẩm mà ông viết với vai trò cộng tác thì sẽ được khoảng 38 vở diễn khác nhau.

Trong đó có 10 tác phẩm vô cùng thành công như: Hamlet, Othello, Romeo & Juliet, Macbeth, Antony & Cleopatra,… William Shakespear qua đời vào ngày 23/04/1616.

Charles Dickens

Charles John Huffan Dickens sinh vào ngày 7/02/1812. Ông từng là một nhà văn và bình luận xã hội Anh.

Rất nhiều tác phẩm của ông được đưa vào chương trình giảng dạy của sinh viên, học sinh như: Great Expectations, The Pickwick Papers, A Christmas Carol, Oliver Twist, Hard Times, A Tale of Two Cities, David Copperfield, Bleak House,…

Charles Dickens có rất nhiều con cái. The Pickwick Papers là tác phẩm giúp ông trở nên nổi tiếng vào năm 1836 và chỉ mất vài năm sau đó để tên tuổi của ông được biết đến rộng khắp nhiều nơi thế giới.

Ernest Hemingway

Ernest Hemingway
Ernest Hemingway

Đọc thêm về: Nhà Văn Ma Văn Kháng

Ernest Hemingway là một nhà báo kiêm nhà văn nổi tiếng người Mỹ. Những tác phẩm của ông có sức ảnh hưởng vô cùng lớn vào thập kỷ 20. Ông đã nhận được giải thưởng Nobel Văn Học vào năm 1954. Ngoài ra, ông còn được nhận Giải thưởng Pulitzer được trao tặng vào năm 1953 với tác phẩm Ông già và biển cả. Ông qua đời vào ngày 2/07/1961.

William Faulkner

William Faulkner sinh vào ngày 25/09/1897 tại Oxford, Mississippi (Mỹ). Ông là người được trao tặng giải thưởng Nobel Văn học vào năm 1949 và hai giải Pulitzer vào 1955, 1963.

William Faulkner cũng là một trong các nhà văn nổi tiếng thế giới có sức ảnh hưởng quan trọng thế kỷ 20. Những tác phẩm của ông đều có điểm chung là lấy bối cảnh tại một quốc gia giả tưởng Yoknapatawpha.

Những tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: The Sound and the Fury, And A Rose for Emily, Light in August, As I Lay Dying, Absalom, Absalom!,… Ông qua đời vào ngày 06/07/1962.

Fyodor Mikhailovich

Fyodor Mikhailovich sinh vào ngày 11/11/1821 với tên đầy đủ là Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky. Dostoevsky và  Lev Tolstoy là hai nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ 19.

Fyodor Mikhailovich
Fyodor Mikhailovich

Những tác phẩm của Fyodor Mikhailovich thường nghị luận về tâm lý học con người và những vấn đề nổi cộm của chính trị, xã hội tại Nga thời bấy giờ.

Những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của nhà văn nổi tiếng này có thể kể đến như: Crime and Punishment, Notes from Underground, Karamzov, The Idiot, Demons and The Brothers. Ông qua đời vào ngày 09/02/1881.

Virginia Woolf

Virginia Woolf là nhà văn nổi tiếng Mỹ nhưng có quốc tịch Anh. Bà được coi là một trong những nhân vật văn học hiện đại lừng danh nhất thế kỉ 20. Tên đầy đủ của bà là Adeline Virginia Woolf, sinh vào ngày 25 tháng Một 1882.

Những tác phẩm văn học kinh điển của bà là: Mrs. Dalloway, To The Light House, Orlando: A Biography and A Room of One’s Own. Bà có một đời chồng là Leonard Woolf và có một cuộc sống viên mãn cho đến khi qua đời vào ngày 28/03/1941.

Những nhà văn trên đều thuộc top các nhà văn nổi tiếng thế giới. Họ nổi tiếng bởi tài năng và những tác phẩm xuất sắc khiến độc giả say đắm cũng như phải nể phục. Ngoài ra, vẫn còn nhiều nhà văn vĩ đại khác nữa chưa có tên trong danh sách này. Bạn thích nhà văn nào nhất? Hãy bình luận bên dưới nhé!

 

Facebook Comments Box
Rate this post